Xóm Nhà Lá 12/6

Would you like to react to this message? Create an account in a few clicks or log in to continue.

Xóm Nhà Lá 12/6


    02h00 ngày 10/7: Brazil - Paraguay: Lạc điệu Samba

    avatar
    quyenru


    Posts : 186
    Join date : 2010-12-29

    02h00 ngày 10/7: Brazil - Paraguay: Lạc điệu Samba Empty 02h00 ngày 10/7: Brazil - Paraguay: Lạc điệu Samba

    Post  quyenru Sun Jul 10, 2011 5:00 pm

    Paraguay được đánh giá cao cả trong phòng ngự lẫn tấn công. Dù có thua trận thì cả Brazil lẫn Paraguay vẫn còn rất nhiều cơ hội đi tiếp.

    Xem Brazil đá với Venezuela, thấy nó na ná với kiểu múa may quay cuồng của U17 nước này trong trận bán kết giải U17 thế giới thua U17 Uruguay tan nát. Cảm giác bây giờ giờ các vũ công samba thích khiêu vũ hơn thì phải…

    Điệu Samba đường phố?

    Bóng đá Brazil, chất samba chia làm hai loại. Một là Samba đường phố, thường dùng trong bóng đá trình diễn, khi các vũ công biểu diễn trình độ kỹ thuật là chính. Tính hiệu quả nhìn từ góc độ bàn thắng là không cao, với hình mẫu Denilson trong quá khứ. Hai là samba hiện đại, đề cao cả yếu tố thẩm mỹ lẫn hiệu quả trong việc ghi bàn, với điển hình là Selecao vô địch thế giới năm 2002.02h00 ngày 10/7: Brazil - Paraguay: Lạc điệu Samba 20110709_Brazil

    Brazil (trước) không dễ để giành trọn 3 điểm

    Lâu nay, đã có ý kiến cho rằng chất samba đường phố của bóng đá Brazil thui chột dần và gần như không còn nữa. Nhưng thực ra không phải vậy, bởi nó đã ăn sâu vào máu các cầu thủ mang quốc tịch Brazil. Vấn đề nằm ở chỗ, nếu có sự hòa trộn giữa kiểu samba đường phố ấy với tư duy thành tích hiện đại của châu Âu, điệu samba sẽ trở nên vô cùng đáng sợ mà vẫn duy trì được vẻ đẹp truyền thống. Song xem U17 Brazil rồi cả ĐTQG nước này đá Copa America 2011, người ta không thấy được tính kế thừa và phát triển theo quy luật tự nhiên.

    Nhìn Robinho, Neymar, Pato múa may trước hàng thủ Venezuela, ban đầu thấy sướng mắt nhưng càng về sau càng mệt mỏi, ức chế. Bởi cái đích cuối cùng là bàn thắng thì không có. Trước một Venezuela yếu nhất khu vực mà hàng công với “bộ tứ huyền ảo” của Selecao còn bất lực thì rõ ràng, điệu samba đã lạc nhịp.

    Khó bắt nạt Paraguay

    Mấy hôm rồi, HLV Mano Menezes bóng gió đến khả năng thay đổi cả nhân sự lẫn lối chơi của Brazil. Song mới đây, ông lại cho biết rất có thể sẽ vẫn xếp đội hình xuất phát giống hệt trận gặp Venezuela. Chỉ qua việc này đã thấy lập trường của Menezes không được vững. Có vẻ ông vẫn đặt niềm tin tuyệt đối vào “bộ tứ huyền ảo”, vốn cũng là những cá nhân tốt nhất mà Selecao đang có.

    Tất nhiên, với thời gian, hàng công Brazil sẽ chơi ngày một tốt hơn, như thói quen khởi động chậm ở các giải đấu lớn của họ. Nhưng vấn đề là Selecao cần có những thay đổi, cần có sự linh hoạt trong các miếng tấn công mới mong đạt hiệu quả cao. Về điều này, chưa ai dám chắc và chẳng thấy HLV Menezes nói gì.

    So với Venezuela, Paraguay được đánh giá cao hơn nhiều, cả trong phòng ngự lẫn tấn công. Chắc chắn, thày trò HLV Martino đã nghiên cứu rất kỹ băng ghi hình trận hòa 0-0 giữa Brazil và Venezuela. Nhiều năm nay, Paraguay chơi thiên về thủ, càng thuận lợi cho họ trong việc đối phó với một hàng công khủng như của Brazil. Nên nhớ, đội hình Paraguay có nhiều cầu thủ dày dạn kinh nghiệm thi đấu ở các giải đấu giàu tính cạnh tranh như Italia, Anh, Đức, Tây Ban Nha. Nhờ thế, họ có thừa độ độ quái để chống lại các vũ công samba đường phố.

    Với 12 đội tham dự chia làm 3 bảng thi đấu lấy 8 đội vào tứ kết, dù có thua trận thì cả Brazil lẫn Paraguay vẫn còn rất nhiều cơ hội đi tiếp. Dễ hiểu vì sao đôi bên chẳng đặt quá nặng áp lực từ trận đấu này. Cũng có thể, các bên đều sợ thua. Nhưng cũng có thể, cán cân giữa Brazil và Paraguay chẳng mấy chênh lệch. Thế nên, một kịch bản hòa nữa ở bảng B này là điều rất dễ xảy ra?

    Đội hình dự kiến

    Brazil: Julio Cesar; Daniel Alves, Lucio, Thiago Silva, Andre Santos; Lucas Leiva, Ramires, Ganso; Robinho, Neymar, Alexandre Pato.

    Paraguay: Villar; Piris, Da Silva, Veron, Torres; Barreto, Ortigoza, Riveros, Estigarribia; Santa Cruz, Barrios.

    Con số 25

    Brazil đối đầu Paraguay là dịp Robinho tái ngộ đồng đội cũ ở Man City, Santa Cruz. Cả hai cùng là những niềm kỳ vọng cho ĐTQG của mình ở Copa America 2011. Tuy nhiên, sau trận đầu tiên, họ đều phải đón nhận nhiều chỉ trích.

    Đó sẽ là động lực để cả Robinho và Santa Cruz cùng cố gắng ghi bàn giúp đội nhà giành chiến thắng. Cũng nên nhớ rằng, Robinho chính là cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất cho một ĐTQG tham dự giải đấu này (25 bàn cho Brazil). Còn trường hợp của Santa Cruz, có thêm một bàn thắng nữa, anh sẽ san bằng kỷ lục ghi bàn vĩ đại nhất trong lịch sử cho ĐTQG Paraguay của cựu tiền đạo Jose Saturnino Cardozo, cũng với cái mốc là 25 bàn thắng.

    Lẻ/Chẵn: Trong cả 7 kỳ Copa America gần nhất, có tới 16/21 trận vòng bảng của ĐT Brazil kết thúc với tổng số bàn thắng là số lẻ, trong đó 2 giải đấu gần nhất cả 6 trận của Selecao đều có tổng số bàn thắng là lẻ.
    Lưới rung hiệp 1: Do tính chất căng thẳng của các giải đấu chính thức, NHM thường cho rằng hiệp 1 trận đấu khó hấp dẫn. Tuy nhiên, trong 27 lần Brazil và Paraguay gặp nhau ở Copa America, có tới 22 trận trong số đó có tối thiểu 1 pha lập công trước khi bước vào giờ nghỉ.

    Paraguay ghi bàn đầu tiên/cuối cùng: Trong 6 lần gặp gỡ gần nhất giữa 2 đội, Paraguay đã mở tỉ số trong 4 trận, 1 lần ghi bàn thắng ấn định tỉ số trận đấu. Trận duy nhất mà Paraguay không có bàn thắng kiểu như thế trước Brazil là trận hòa 0-0 hồi năm 2004 ở vòng loại World Cup.

    Phạt góc: Kể từ sau VCK World Cup 2010, ĐT Brazil đã không còn chú trọng nhiều đến lối chơi bám biên. Vì vậy phần lớn các trận của ĐT Brazil hiện nay không có nhiều phạt góc, cả trận ra quân Brazil dù chơi bế tắc nhưng tỉ số phạt góc chỉ là 2-2.

    Paraguay luôn lép vế trước Brazil": Dấu mốc 1979

    Brazil vẫn luôn chiếm ưu thế ở các lần đối đầu với Paraguay trong khuôn khổ Copa America. Hai đội đã có tổng cộng 27 cuộc thư hùng tại giải đấu này và Brazil thắng 13, hòa 7, thua 7.

    Năm 1979 được biết đến là giai đoạn kết thúc thời kỳ hoàng kim của Paraguay trước Brazil. Paraguay đã vượt qua Brazil ở 2 lượt trận đi về vòng bán kết (thắng 1, hòa 1), trước khi hạ gục nốt Chile tại trận chung kết để giành chức vô địch Copa America lần thứ 2 trong lịch sử. Kể từ đó, Paraguay chưa bao giờ giành được kết quả có lợi trong các lần gặp gỡ sau này với Brazil. Tại Copa America 1983, Paraguay xuất sắc thủ hòa Brazil trong 2 lượt trận đi về vòng bán kết, nhưng rốt cục vẫn bị loại do luật bàn thắng sân khách.

    Sau khi BTC Copa America quyết định bãi bỏ thể thức thi đấu sân nhà, sân khách (1985), Paraguay đã bị Brazil đánh bại 5 lần liên tiếp trong 4 kỳ Copa America tiếp theo (1989, 1993, 1997, 2001). Lần đụng độ gần nhất giữa 2 đội là ở vòng bảng Copa America 2004, Paraguay rốt cục cũng đánh bại được Brazil sau 25 năm chờ đợi (từ 1979), tuy nhiên chiến thắng này cũng không được giới chuyên môn đánh giá cao do Seleccao đã sớm giành vé đi tiếp từ trước.

    Tóm lại, Paraguay vẫn chưa thể gây khó dễ cho Brazil trong những trận cầu quyết định sau giây phút lóe sáng hồi năm 1979. Đây thực sự là động lực tinh thần đối với Selecao, trong bối cảnh họ rất cần lấy lại niềm tin của khán giả sau ngày ra quân đáng thất vọng (hòa Venezuela 0-0).



      Current date/time is Fri Apr 26, 2024 4:52 pm